Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Bill Gates chỉ ra 6 câu hỏi nhân loại cần phải trả lời được để hiểu và khống chế thành công đại dịch Covid-19

Thời gian qua, các nhà nghiên cứu và chuyên gia sức khỏe cộng đồng khám phá ra rất nhiều khía cạnh liên quan tới virus SARS-CoV-2, nhưng từng đó dữ liệu vẫn chưa đủ. Virus và đại dịch Covid-19 vẫn còn bí ẩn trước con mắt dò xét của khoa học.

Tìm được các câu trả lời này, ta sẽ lấp đầy được những khoảng trống hiểu biết mà đưa ra các phương án chống dịch hiệu quả nhất. Hôm 23/4, vị tỷ phú Bill Gates viết trong một  bài đăng blog , rằng ông hy vọng các câu trả lời cho 6 câu hỏi dưới sẽ vẽ cho nhân loại một lộ trình đúng đắn.

Bill Gates chỉ ra 6 câu hỏi nhân loại cần phải trả lời được để hiểu và khống chế thành công đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Bill Gates vừa đăng tải bài blog mới nhất, đặt tên "Đại dịch đầu tiên của xã hội hiện đại".

Liệu Covid-19 có phải là bệnh phát theo mùa?

Gần như mọi virus gây bệnh đường hô hấp (nhóm bệnh bao gồm Covid-19) bùng phát theo mùa. Đặc tính này có thể cho nhân loại “dễ thở” hơn khi hè tới, nhưng rất có thể lại khiến phiên dịch ta lơ là khi mùa thu tới. Tuy nhiên, vẫn phải nói tới mức độ “theo mùa” của con virus SARS-CoV-2 mới này.

Bởi lẽ ta biết virus lây lan cả tại Úc và các nước thuộc Bán Cầu Nam khác cũng, nơi có khí hậu trái ngược với Bán Cầu Bắc, nên ta đã biết bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 không nặng tính theo mùa như các loại cúm khác.

Có bao nhiêu người không có triệu chứng bệnh nhưng vẫn mang virus? Còn những người đã hồi phục thì sao?

Các mô hình máy tính cho thấy nếu có nhiều người không biểu hiện triệu chứng nhưng vẫn lây truyền được virus, khó có thể bỏ cách ly xã hội mà không đối mặt với một đợt tái lây nhiễm. Ta mới chỉ biết rằng có những cá nhân đặc biệt như vậy.

Liệu giới trẻ có khả năng chống chịu virus cao hơn?

Hiểu rõ yếu tố độ tuổi ảnh hưởng ra sao tới triệu chứng Covid-19 nặng hay nhẹ, ta mới cân nhắc được việc mở lại trường học. Đây là vấn đề phức tạp vì dù giới trẻ ít mắc bệnh hơn, không thể loại trừ khả năng các em lây bệnh cho người khác.

Khi nào cần đi khám?

Một số nước áp dụng cách thức đo thân nhiệt để kiểm soát việc lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng đủ điều kiện khám trên diện rộng, nên chỉ những người tại khu vực nhạy cảm (như sân bay, bệnh viện, …) mới cần theo dõi sức khỏe và thực hiện bài thử nếu cần thiết.

Bill Gates chỉ ra 6 câu hỏi nhân loại cần phải trả lời được để hiểu và khống chế thành công đại dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Kit thử Covid-19 do Việt Nam sản xuất.

Hoạt động nào khiến virus lây lan mạnh?

Khó có thể đưa ra nhận định hoạt động nào an toàn. Để trả lời câu hỏi này, mỗi người dân phải tự đánh giá tình huống và các nguy cơ mình đang đối mặt. Hiển nhiên, những khu vực đông người sẽ là nơi lây lan virus tiềm năng.

Đâu là nhóm người dễ bị ảnh hưởng nhất bởi Covid-19?

Ta biết rằng người lớn tuổi chịu tác động nặng nề hơn từ virus SARS-CoV-2, xét theo cả tỷ lệ bệnh nặng và tỷ lệ tử vong. Việc nghiên cứu tác động của virus dựa trên giới tính, sắc tộc, … vẫn đang diễn ra.

Cuộc chiến chống Covid-19 vẫn còn dài. Những câu hỏi trên mà Bill Gates chỉ ra là một phần nhỏ, của cả  bài đăng blog  lẫn danh sách việc phải làm, trước khi ta có thể đưa cuộc sống trở lại bình thường. Nhưng chặng đường dài nào cũng có những bước đầu tiên, và khi cả xã hội đều đồng lòng, ta sẽ tiến xa.

Trong thư, Bill Gates cũng gửi lời cảm ơn tới những người anh hùng, những người làm công tác y tế nơi tiền tuyến, chung tay trở thành lá chắn vững chãi cho xã hội. Khi đại dịch này qua đi, ta sẽ phải cảm ơn họ nhiều lắm.

Đối đầu với Zoom, Facebook ra mắt Messenger Rooms, cho phép gọi video không giới hạn thời gian với 50 người cùng lúc

Có vẻ đà tăng trưởng điên rồ của ứng dụng thoại video Zoom đã làm Facebook phải nóng mắt khi quyết định tung ra câu trả lời của mình bằng Messenger Rooms, cho phép gọi video cùng lúc đến 50 người, không giới hạn thời gian.

Hiện tại Facebook Messenger vốn đã có chức năng gọi video, nhưng nó không chỉ giới hạn số lượng người tham gia cuộc gọi, mà còn họ buộc phải có tài khoản Facebook thì mới được sử dụng.

Đối đầu với Zoom, Facebook ra mắt Messenger Rooms, cho phép gọi video không giới hạn thời gian với 50 người cùng lúc - Ảnh 1.

Với tính năng Messenger Rooms mới, điều này đã thay đổi. Đầu tiên bạn có thể tổ chức một cuộc gọi video cho 50 người tham gia và họ cũng không cần phải có tài khoản Facebook – họ có thể tham gia vào cuộc gọi này thông qua một đường link mà bạn tạo ra. Chỉ với một cú click chuột, họ có thể tham gia vào cuộc gọi này – tương tự như Zoom. Quan trọng hơn, Messenger Rooms sẽ không có giới hạn nào về thời gian.

Nếu bạn tham gia vào Room thông qua ứng dụng Messenger, bạn có thể sử dụng các hiệu ứng AR và những tính năng mới như thay đổi phông nền đằng sau và ánh sáng theo cảm xúc.

Người tạo cuộc họp trên Room có thể chọn ai sẽ thấy cuộc họp đó và được tham gia nó, cũng như có thể loại bỏ bất kỳ ai khỏi cuộc gọi vào bất kỳ lúc nào, cũng như khóa cuộc gọi lại nếu như không muốn người nào khác tham gia vào. Tất nhiên, bạn cũng có thể rời khỏi cuộc gọi khi nào bạn muốn. Cuộc gọi phiên dịch do bạn tạo ra trên Rooms thông qua Facebook Group mặc định sẽ mở với mọi thành viên trong Nhóm đó.

Đối đầu với Zoom, Facebook ra mắt Messenger Rooms, cho phép gọi video không giới hạn thời gian với 50 người cùng lúc - Ảnh 2.

Tuy vậy, tính năng Rooms này cũng không được mã hóa đầu cuối, bởi vì "có những thách thức đáng kể" về việc cung cấp khả năng mã hóa cho cuộc gọi video với số lượng người tham gia lớn đến như vậy. Tuy nhiên, Facebook cho biết họ đang tích cực phát triển điều này trong tương lai.

Trong khi đó, nội dung cuộc gọi trên Rooms được mã hóa giữa những người tham gia và máy chủ Facebook, và được "đặt tại một số ít quốc gia có quy định luật pháp chặt chẽ." Công ty cũng hứa hẹn sẽ không xem hoặc nghe trộm các đoạn video hay cuộc gọi của bạn.

Trong tuần này, Messenger Rooms sẽ được triển khai tại một số quốc gia, và sẽ mở rộng trên toàn cầu "trong vài tuần tới."

Tham khảo GSMArena



Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Lý do có thể khiến Syria đột nhiên bị “thất sủng” trước “người anh lớn” Nga sau nhiều năm gắn kết

Giả thuyết này được truyền thông Nga đăng tải với lý do được đưa ra đó là việc Moscow thất vọng về nhà lãnh đạo Assad cùng đội ngũ lãnh đạo nước này khi không thể duy trì quyền kiểm soát các khu vực mà chính quyền này đã giành lại nhờ nỗ lực của quân đội Nga bắt đầu từ tháng 9/2015.

Theo The Arabweekly, diễn biến tình hình thực tế đã đặt ra câu hỏi về các mục tiêu chung giữa Iran và Syria .

Có nhiều cuộc tranh luận về ý định được cho là của Nga trong việc quay lưng với nhà lãnh đạo Syria, Tổng thống Syria Bashar Assad. Giả thuyết này được truyền thông Nga đăng tải với lý do được đưa ra đó là việc Moscow thất vọng về nhà lãnh đạo Assad cùng đội ngũ lãnh đạo nước này khi không thể duy trì quyền kiểm soát các khu vực mà chính quyền này đã giành lại nhờ nỗ lực của quân đội Nga bắt đầu từ tháng 9/2015.

Cuộc chiến Syria đã trải qua nhiều giai đoạn, bao gồm một giai đoạn quan trọng vào năm 2012 và một giai đoạn khác vào năm 2015.

Hồi năm 2012, chính quyền Syria đứng trước nguy cơ sụp đổ khi các thành phố lớn từ chối ủng hộ. Cuộc cách mạng bắt đầu với sự nổi dậy ở thành phố Daraa phía tây nam sau khi một nhóm thanh niên địa phương bị giết khi chống đối lực lượng an ninh chính phủ. Tuy nhiên, một phần nhờ công của ông Assad, Daraa luôn ủng hộ chế độ.

Vào năm 2012, Damascus đã có nguy cơ rơi vào cuộc nổi dậy nguy hiểm. Tuy nhiên, dưới sự giúp sức của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) của Iran, với kinh nghiệm trong việc đàn áp các phong trào ở các thành phố của Iran năm 2009, lực lượng quân đội Syria đã trấn áp tình trạng hỗn loạn.

Lực lượng Quds của IRGC đã cứu chính quyền ông Bashar Assad nhưng từ năm 2015, lực lượng này và ông Assad đã cần đến sự giúp đỡ của Nga. Nga đã nhận lời trợ sức tất nhiên với những điều kiện nhất định.

Tướng Soleimani ngay lập tức bay tới Moscow để gặp các quan chức Nga. Tương tự, Tổng thống Assad cũng vội vã tới Moscow và gặp Tổng thống Vladimir Putin.

Sự can thiệp quân sự trực tiếp của Nga đã nhanh chóng thay đổi luật chơi ở Syria. Chính quyền ông Assad đã giành lại thế chủ động về mặt quân sự, giành lại toàn quyền kiểm soát Damascus và các khu vực xung quanh, giành lại Aleppo và Hama, một phần tỉnh Homs.

Phương pháp chiến thuật chiến đấu Nga dùng ở Syria chủ yếu là các cuộc không kích, sử dụng máy bay ném bom Sukhoi hiện đại để tấn công cả các mục tiêu. Còn ở bộ phận mặt đất, chủ yếu là dựa vào lực lượng của quân đội Syria.

Trong khi đó, kể từ mùa hè năm 2013, chính quyền Mỹ dường như đã không mấy chú tâm soi xét đến sự bất tuân của Syria nhằm dung hòa với Iran.

Không thể phủ nhận rằng, trước năm 2015, Syria đã được hưởng lợi rất nhiều từ các cuộc đàm phán bí mật giữa Mỹ và Iran dưới thời Obama để đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân. Thông qua các cuộc đàm phán này, chính quyền Obama đã không chọc giận Iran, đặc biệt là về vấn đề Syria.

Nga tiếp tục củng cố sự hiện diện dịch thuật của mình ở Syria. Thổ Nhĩ Kỳ đã vô hiệu hóa và đạt được sự đồng thuận với Israel. Có điều bây giờ, chưa đầy năm năm sau khi can thiệp trực tiếp để ủng hộ chính phủ Syria, người Nga đang có dấu hiệu cho thấy không còn mấy hứng thú với quốc gia Trung Đông này.

Dường như Nga đã nhận ra rằng có những giới hạn nhất định từ phía Iran trong việc tiếp tục hỗ trợ Syria trong bối cảnh khó khăn kinh tế của chính nước họ còn đang tiếp diễn dưới ảnh hưởng các lệnh trừng phạt của Mỹ cũng như sự sụt giảm giá dầu.

Nga cũng đang đứng trước thách thức về mặt kinh tế khi tham gia vào cuộc chiến giá dầu với Saudi. Các thỏa thuận đã đạt được gần đây giữa hai bên cho thấy dường như chưa có dấu hiệu nào để thấy giá dầu có khả năng phục hồi trong tương lai gần.

Sự can thiệp của Iran vào Syria hẳn còn đối diện trước sự phản đối của người Syria. Đối với Nga, những gì họ có thể đạt được ở Syria cũng có những giới hạn.

Một số yếu tố sẽ thúc đẩy Nga cân nhắc nghiêm túc việc cần phải thay đổi chiến lược ở Syria: Thứ nhất, thực tế là nước này không còn chung mục tiêu với Iran và thứ hai, họ không còn có thể dựa vào một chế độ không có dự án chính trị khả thi như Syria.

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là đại diện Việt Nam duy nhất lọt 'bảng vàng' Forbes về đóng góp chống Covid-19

Theo thông tin từ Forbes, tại khu vực châu Á, giới tỷ phú như Jack Ma, Masayoshi Son,… đã có nhiều hoạt động để ủng hộ cuộc chiến chống Covid-19, từ quyên góp tiền, tăng cường sản xuất thiết bị y tế cho đến tham gia sản xuất vaccine.

Tại Việt Nam, tỷ phú Phạm Nhật Vượng của tập đoàn Vingroup đang là cá nhân duy nhất được vinh danh trong cùng bảng vàng với những tỷ phú nói trên.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là đại diện Việt Nam duy nhất lọt bảng vàng Forbes về đóng góp chống Covid-19 - Ảnh 1.

Hãng tin của Mỹ đã liệt kê những đóng góp của ông và tập đoàn Vingroup trong cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19 tại Việt Nam. Trong tháng 4 này, Vingroup là đơn vị đi tiên phong trong hoạt động sản xuất máy thở xâm nhập nhãn hiệu PB560 đồng thời bắt tay vào nghiên cứu máy thở không xâm nhập dựa theo thiết kế do trường Đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng.

Lợi thế của Vingroup là sở hữu 2 công ty con chuyên sản xuất ô tô VinFast và sản xuất thiết bị điện tử VinSmart. Từ đó, tập đoàn này có thể chế tạo đồng thời cả các chi tiết lớn, các chi tiết cơ khí và các chi tiết khó và hiếm hàng tại thời điểm này như các bo mạch điện tử.

Các nhà máy của VinFast và VinSmart có thể đạt công suất 10.000 máy thở mỗi tháng. Trước mắt, Vingroup sẽ tặng Bộ Y tế 5.000 máy thở không xâm nhập để kịp thời phục vụ chống dịch.

Ngoài hoạt động liên quan đến sản xuất máy thở, Forbes cho biết trước đó Vingroup đã cam kết tài trợ 4,3 triệu USD cho các thiết bị y tế và xét nghiệm thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như ủng hộ cho hoạt động nghiên cứu sản xuất vaccine.

Ngoài dịch thuật ra, Vincom, công ty bán lẻ trong hệ thống Vingroup, cũng phân bổ khoảng 13 triệu USD để hỗ trợ những người thuê nhà bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Theo thống kê của Forbes, tính đến ngày 16/4/2020, tổng giá trị tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng đạt 6 tỷ USD.

Được biết, trong "bảng vàng" tôn vinh những nhân vật, doanh nghiệp tiêu biểu đóng góp vào công cuộc chống dịch viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra tại khu vực châu Á, ngoài tỷ phú Phạm Nhật Vượng, nhiều tên tuổi lãnh đạo tầm cỡ của các quốc gia khác cũng xuất hiện như Jack Ma của Alibaba, Robin Li của Baidu, Chung Mong-koo của Hyundai, hay Ma Hueteng của Tencent...

Trên bình diện thế giới, 3 nhân vật đang đóng góp nhiều nhất cho cuộc chiến chống Covid-19 tính đến ngày 16/4 là đồng sáng lập, CEO trang mạng Twitter - Jack Dorsey (khoảng 1 tỷ USD), ông "vua phần mềm" của Ấn Độ, chủ tịch Tập đoàn Wipro Limited - Azim Hashim Premji (132 triệu USD) và tỷ phú Bill Gates (105 triệu USD).

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19
Tăng trưởng 260% từ đầu năm 2020, vững vàng ở vị trí Top 3 thị trường giữa lúc đại dịch Covid-19 gây sóng gió cho nền kinh tế toàn thế giới - những bước tiến thần tốc đó của điện thoại thương hiệu Việt - Vsmart - đang là động lực để các doanh nghiệp cùng vượt qua thách thức...
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 1.
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 2.

Dịch Covid-19 đang tô những mảng xám lên bức tranh kinh tế toàn cầu. Từ các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cho tới mọi mặt của đời sống xã hội đều không nằm ngoài sự càn quét của "cơn lốc xoáy" Covid-19. Thế nhưng, giữa bức tranh trầm lắng ấy, thị trường lại ghi nhận điểm sáng hiếm hoi đến từ ngành chưa bao giờ là thế mạnh của Việt Nam trước đây – ngành sản xuất điện thoại thông minh.

Theo công bố mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường GfK, điện thoại Vsmart vừa xác lập kỳ tích chưa từng có khi chính thức đạt cột mốc 16,7% thị phần smartphone Việt Nam ở tuần cuối tháng 3/2020, tương ứng mức tăng trưởng 260% từ đầu năm 2020. Sự tăng trưởng thần kỳ của dòng điện thoại mang thương hiệu Việt Vsmart chỉ sau 15 tháng ra mắt sản phẩm khiến ngay cả những người trong nghề lâu năm cũng phải kinh ngạc.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 3.
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 4.

Nhìn vào thống kê từ GfK, tháng 8/2019, Vsmart chỉ chiếm 1,4% thị phần lượng máy bán ra của ngành hàng smartphone tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ 6 tháng sau, Vsmart đã bứt phá như một vận động viên chạy nước rút đầy quyết tâm, tăng trưởng đều đặn lên 2,1% trong tháng 9, tháng 10 - 2,3%, tháng 11 - 6%, tháng 12 - 6,6%, tháng 1/2020 - 7,7%, tháng 2 - 11,2% và xác lập đỉnh mới 16,7% tại tuần thứ tư tháng 3.

Đặc biệt hơn, từ tháng 2/2020, Vsmart lần đầu tiên vượt qua "cột mốc sinh tử" - 10% thị phần - để chiếm vị trí thứ 3 trên thị trường.

Nói 10% thị phần điện thoại Việt là "cột mốc sinh tử" bởi từ 2016 đến nay, chưa một hãng nào đứng thứ 3 thị phần có thể vươn lên mốc 2 con số, dù đó đều là những "cây đa cây đề" trong làng smartphone thế giới... Trong ngành sản xuất kinh doanh ĐTDĐ tại Việt Nam, đây là một cột mốc quan trọng, bởi thương hiệu nào lên được mốc này sẽ được coi là thuộc Top trên với những cuộc đua ở một đẳng cấp khác. Khi một hãng nào có dấu hiệu tách tốp - tiến dần đến 10% - đều gặp phải sự "phản công" gắt gao của đối thủ bằng nhiều hình thức giành thị trường khác nhau.

Tuy nhiên, cú bứt tốc ngoạn mục của Vsmart nhanh và mạnh mẽ tới độ không thể ngăn cản. Vsmart đã kết hợp giữa việc tung chương trình hỗ trợ khách hàng và chinh phục thị trường bằng chất lượng sản phẩm vượt trội. Các chuyên gia trong ngành nhận định, dù là một "tân binh", nhưng Vsmart đã chơi theo cách chơi đẳng cấp của một "ông lớn" và một vị trí tốp trên dành cho thương hiệu smartphone Việt là kết quả hoàn toàn xứng đáng.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 5.

Là hãng điện thoại Việt duy nhất hiện nay sở hữu nhà máy sản xuất hiện đại hàng đầu khu vực, không có gì ngạc nhiên khi Vsmart tạo ra cơn sốt ngay thời điểm trình làng 4 mẫu điện thoại đầu tiên. Tò mò được trải nghiệm, hồ hởi về dòng điện thoại Việt đúng nghĩa, có thể nói Vsmart đã thành công trước khi điện thoại đến tay người tiêu dùng.

Nhưng, để một hãng điện thoại thành công, chỉ bằng "tình yêu nước" của khách hàng liệu có đủ? Trước Vsmart, cũng không ít hãng điện thoại Việt ra đời với sự kỳ vọng rất lớn từ khách hàng nhưng đến giờ vẫn chưa hề có xếp hạng trên báo cáo của GfK. Nói vậy để thấy, thương hiệu Việt có thể là lợi thế ban đầu, song, để là công thức thành công thì không!  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 6.

Vậy đâu là công thức thành công, ít nhất cho đến hiện tại của Vsmart? Những người am hiểu thị trường smartphone đều có chung nhận xét: đó là việc thực hiện xuyên suốt công thức đưa ra thị trường điện thoại có cấu hình vượt trội trong mọi phân khúc, với mức giá tốt "không tưởng". 

Là đơn vị phân phối nhiều điện thoại Vsmart nhất ra thị trường, ông Phùng Ngọc Tuyên - Giám đốc ngành hàng viễn thông di động tại Thế Giới Di Động nhắc lại câu những chuyện chiếc Vsmart Live và Joy 3 là những smartphone Việt đầu tiên "cháy hàng" - điều chưa bao giờ xảy ra, để thấy Vsmart ngay từ đầu đã đi vào thực chất như thế nào.

"Từ khi xuất hiện trên thị trường, điện thoại Vsmart đã chiếm ưu thế đặc biệt về giá", lãnh đạo Thế Giới Di Động cho hay.

Trong khi đó, vlogger nổi tiếng chuyên reviews các sản phẩm công nghệ Trần Xuân Vinh cho rằng, với việc tái định vị chiếc Vsmart Live hay "cơn sốt" Joy 3 với 12.000 máy được bán ra trong 14h đầu mở bán, đã cho thấy Vsmart không chỉ tung ra những "cú đấm thép" đẳng cấp để chiếm lĩnh thị trường, mà quan trọng hơn là đã mang những sản phẩm công nghệ cao đến với phần đông khách hàng một cách dễ dàng hơn.

Số liệu từ GfK ghi nhận, cứ 10 chiếc smartphone phân khúc dưới 2 triệu đồng bán ra thì có tới 7 chiếc là Vsmart. Việc Vsmart thúc đẩy gia tăng tỷ trọng điện thoại thông minh ở phân khúc phổ thông góp phần phổ cập công nghệ, nâng tầm trải nghiệm và cơ hội sở hữu sản phẩm chất lượng cao cho đông đảo người Việt. Nhìn từ góc độ kinh doanh, đây cũng là chiếc lược rất thông minh khi Vsmart thu hút lượng người dùng đông đảo chuyển từ feature phone (điện thoại cơ bản chỉ nghe gọi) lên smartphone.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 8.
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 9.

Kì tích của Vsmart đạt được càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh kinh tế chao đảo bởi đại dịch Covid-19, khiến nhiều người gọi Vsmart như là biểu tượng của bản lĩnh doanh nghiệp Việt trong thời kì khó khăn.

Lý giải ở góc độ thị trường, nhiều chuyên gia đồng tình rằng, Vsmart đã tìm được những cơ hội trong bối cảnh khó khăn chung để bứt tốc. Bên cạnh đưa ra các sản phẩm với chất lượng và giá vượt trội, Vsmart còn tự tạo chuẩn mực mới trong việc chăm sóc khách hàng, coi người tiêu dùng là trung tâm của tất cả các sản phẩm dịch vụ.

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 10.

Chính vì thế, Vsmart là smartphone hiếm hoi vẫn có lượng tiêu thụ tốt khi thị trường đồng loạt sụt giảm. Nói như ông Nguyễn Đức Toàn - Giám đốc kinh doanh CellPhoneS, Vsmart vừa là nguồn lực hỗ trợ các nhà bán lẻ trong việc duy trì doanh thu mùa dịch, vừa là nguồn động viên về tinh thần - ý chí vượt qua khó khăn.

Cột mốc vị trí thứ 3 trên thị trường của Vsmart không chỉ khẳng định vị thế mới của điện thoại thương hiệu  "Make in Vietnam" mà còn là là tín hiệu đáng tự hào khi Việt Nam có những sản phẩm cạnh tranh sòng phẳng với các hãng di động nổi tiếng trên thế giới. Với Vsmart, ước mơ về một nền công nghiệp tự chủ sản xuất thiết điện tử thông minh nói chung, điện thoại thông minh nói riêng đang dần trở thành hiện thực. Và trên tất cả, người tiêu dùng Việt Nam thực sự trở thành những người được hưởng lợi cuối cùng.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 11.
Trung Kiên
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ


Bình luận

Chủ tịch Hà Nội nêu 3 kịch bản dịch bệnh Covid-19 có thể xảy ra trong thời gian tới

Trong phiên họp Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Hà dịch thuật Nội sáng 17/4, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nói rằng cần xây dựng các kịch bản xấu nhất về dịch bệnh có thể xảy ra, từ đó chuẩn bị các phương án dự phòng. 

"Covid -19 là một thảm hoạ y tế cộng đồng quy mô, phạm vi lớn nhất thế giới từng chứng kiến trong suốt chiều dài lịch sử. Lần đầu tiên trên thế giới có một cuộc chiến, trong đó tất cả các loại vũ khí hiện đại nhất trở thành vô dụng. 

Chúng ta không lạc quan vội mà cần tiếp tục công tác chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất và những điều kiện để đối phó và ứng phó nhanh nhất với dịch bệnh này", ông Chung nói.

Từ đó, Chủ tịch Hà Nội vạch ra 3 kịch bản về tình hình dịch bệnh Covid-19.

Kịch bản thứ nhất , đại dịch sẽ kéo dài thêm khoảng 3 tháng và được khống chế , kiểm soát trên phạm vi khu vực và phạm vi toàn cầu. Đây là kịch bản tốt nhất đối với mọi quốc gia và cả thế giới, dù ít nhiều bị ảnh hưởng sau đó các hoạt động kinh tế trở lại bình thường. Các trường học và công sở sẽ mở cửa trở lại hoạt động kinh doanh buôn bán, giao thông, du lịch, khách sạn, nhà hàng dần khôi phục. 

Theo kịch bản này, đa phần các nước bị ảnh hưởng và thiệt hại như phương pháp thiệt hại sẽ sớm được khắc phục theo thời gian.

Chủ tịch Hà Nội nêu 3 kịch bản dịch bệnh Covid-19 có thể xảy ra trong thời gian tới - Ảnh 1.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại thôn Hạ Lôi, Mê Linh. Ảnh: Tiến Tuấn.

Kịch bản thứ 2 , dịch bệnh có thể kéo dài từ 1-3 năm, cho đến khi con người chế tạo được một loại thuốc đặc trị để điều trị hiệu quả các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Lúc này Covid-19 xem như một loại cúm mùa, không loại trừ được hoàn toàn nhưng có thể sống chung với nó; kinh tế, hầu hết các quốc gia và kinh tế thế giới bước vào giai đoạn suy thoái, con người sống trong điều kiện khắc khổ, trong khi vẫn phải dành nguồn lực đáng kể trong phòng chống dịch bệnh.

Kịch bản thứ 3 , Covid-19 tiếp tục lây lan với tốc độ khủng khiếp như hiện nay trong một thời gian dài, bất chấp các biện pháp gì mà nhiều nước đang áp dụng; số ca nhiễm, số người chết vẫn duy trì đều đặn ở mức cao.

Theo kịch bản này, số người chết có thể tăng lên 1.000.000 người, hàng chục triệu người có khả năng bị nhiễm khiến hệ thống y tế công cộng, hệ thống phòng dịch bị thất thủ. Các hậu quả đối với kinh tế thế giới vô cùng bi đát, phát triển của thế giới có thể bị kéo lùi lại hàng thập kỷ; đi kèm theo đó là nghèo đói, bệnh tật, bạo lực hoành hành.

Chủ tịch Hà Nội nêu rõ: "Trong khi chúng ta hy vọng điều tốt đẹp nhất thì cũng cần phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất". 

Theo ông Chung, sau dịch Covid-19, có thể tất cả các lý thuyết về kinh tế đều đảo lộn, thay đổi, vì vậy các đơn vị phải thực hiện nhiều biện pháp phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Các huyện phải đảm bảo năng suất của vụ xuân hè và tăng cường chăn nuôi, đảm bảo tốt tăng trưởng.

HLV trưởng Indonesia nói hệ thống y tế nước sở tại nghèo nàn, tự quyên góp tiền và thiết bị chống dịch Covid-19 dù đang bị xem xét giảm lương

Hiện tại, dịch thuật ông Shin Tae-yong và 5 trợ lý của mình đã trở về Hàn Quốc cùng gia đình sau khi nhận thấy số ca nhiễm tại Indonesia liên tục tăng cao và những giải đấu thể thao không có dấu hiệu sẽ trở lại trong thời gian trước mắt.

"Tôi không nghe được bất kỳ thông báo chính thức nào về kế hoạch của ĐTQG, vì thế đã quyết định cùng các trợ lý của mình trở về Hàn Quốc", HLV Shin cho biết.

Gần đây, thông tin từ Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) cho biết việc giảm lương của ông Shin Tae-yong cũng như đội ngũ trợ lý trong thời gian "nghỉ dịch" đang được nghiêm túc xem xét. Chủ tịch PSSI, Mochamad Iriawan chia sẻ: "Chúng tôi đang cân nhắc cắt giảm lương của các HLV ở mọi cấp độ đội tuyển. Đây là việc làm cần thiết trong thời điểm này".

HLV trưởng Indonesia nói hệ thống y tế nước sở tại nghèo nàn, tự quyên góp tiền và thiết bị chống dịch Covid-19 dù đang bị xem xét giảm lương - Ảnh 1.

HLV Shin Tae-yong tới trao đồ bảo hộ cho bệnh viện tại Indonesia. Ảnh: Bola

Dù đang bị cân nhắc giảm lương nhưng HLV Shin vẫn có hành động khiến báo chí Indonesia hết lời khen ngợi đó là quyên góp 20.000 USD và trang thiết bị y tế cho công tác phòng dịch Covid-19.

"Tôi biết hệ thống y tế ở nhiều nơi tại Indonesia khá nghèo nàn và gặp nhiều khó khăn trong việc chống dịch. Tôi chỉ muốn giúp đỡ người dân một chút. Chính phủ Hàn Quốc cũng đã hỗ trợ Indonesia bằng cách gửi những bộ xét nghiệm nhanh đến đây", HLV Shin Tae-yong nói với báo chí Hàn Quốc.

HLV trưởng Indonesia nói hệ thống y tế nước sở tại nghèo nàn, tự quyên góp tiền và thiết bị chống dịch Covid-19 dù đang bị xem xét giảm lương - Ảnh 2.

HLV Shin Tae-yong mới ký hợp đồng với LĐBĐ Indonesia.

Dân Hàn "lãng quên" Lee Min Ho ngay tập 1 Quân Vương Bất Diệt vì nữ thủ tướng, lí do khiến ai cũng phải hoảng hốt?

Đúng với dự đoán về chất lượng của "con cưng" thế hệ mới của biên kịch, The King: The Eternal Monarch ( Quân Vương Bất Diệt ) đã có tập mở màn siêu xịn xò với bối cảnh lung linh, visual điên đảo của dàn diễn viên với tạo hình cực phẩm xứ Hàn. Một số từ khóa liên quan đến bộ phim leo top 10 cổng thông tin tìm kiếm Naver, lần lượt xuất hiện ở vị trí thứ 4 và thứ 9 sau khi bộ phim vừa kết thúc được khoảng 15 phút bên Hàn Quốc. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là dù không xuất hiện những cái tên đáng lẽ sẽ phải leo top như " Lee Min Ho " hay " Kim Go Eun " với sự xuất hiện có dấu ấn ngay ở tập 1, "nữ thủ tướng" Jung dịch thuật Eun Chae lại bất ngờ một mình một cõi, giữ vững vị trí trong top cho đến thời điểm hiện tại.

Dân Hàn lãng quên Lee Min Ho ngay tập 1 Quân Vương Bất Diệt vì nữ thủ tướng, lí do khiến ai cũng phải hoảng hốt? - Ảnh 1.

Từ khóa Jung Eun Chae liên tiếp lên xuống trong ba vị trí top đầu BXH tìm kiếm Real-time Naver.

Dân Hàn lãng quên Lee Min Ho ngay tập 1 Quân Vương Bất Diệt vì nữ thủ tướng, lí do khiến ai cũng phải hoảng hốt? - Ảnh 2.

Còn từ khóa liên quan đến bộ phim chỉ giữ vị trí trong top một khoảng thời gian ngắn trước khi hoàn toàn mất dạng ở những vị trí đầu bảng. (từ khóa liên quan đứng thứ 4 và thứ 9)

Dân Hàn lãng quên Lee Min Ho ngay tập 1 Quân Vương Bất Diệt vì nữ thủ tướng, lí do khiến ai cũng phải hoảng hốt? - Ảnh 3.

Jung Eun Chae thu hút sự chú ý đúng ngày ra mắt Quân Vương Bất Diệt lại vì lí do scandal trước giờ G.

Tại thời điểm 11h45 (giờ Hàn Quốc), Jung Eun Chae đã chễm chệ ngay top 1 Naver. Tuy nhiên, đây là tin tức chẳng hề vui với fan Quân Vương Bất Diệt vì một phần lí do nằm ở scandal trước giờ G ra mắt bom tấn. Như vậy, có thể tạm thời nhận định tập mở màn của Quân Vương Bất Diệt đã phần nào bị "lãng quên", lu mờ hơn vì scandal giữa Jung Eun Chae và nam ca sĩ họ Jung - được biết tới với ca khúc từng nằm trong OST chính thức của Goblin ( Yêu Tinh ). Tuy vậy, Quân Vương Bất Diệt vẫn nhận được sự chú ý lớn của các fan quốc tế. Các fan đã nhanh chóng trend các hashtag liên quan đến bộ phim bày tỏ sự ủng hộ với màn tái xuất của Lee Min Ho sau nhiều năm vắng bóng.

Dân Hàn lãng quên Lee Min Ho ngay tập 1 Quân Vương Bất Diệt vì nữ thủ tướng, lí do khiến ai cũng phải hoảng hốt? - Ảnh 4.

Các fan quốc tế liên tục đẩy trend ủng hộ màn ra mắt của Quân Vương Bất Diệt.

Hai từ khóa ủng hộ Quân Vương Bất Diệt được trend tích cực bên cạnh các từ khóa chính liên quan tới bộ phim.

Quân Vương Bất Diệt sẽ chính thức phát sóng vào 20h00 (giờ Việt Nam) thứ 6, thứ 7 hàng tuần trên kênh truyền hình SBS và Netflix với phụ đề tiếng Việt khoảng 1 tiếng sau đó.

Trước khi lên đời phong cách, Ngọc Trinh đã có thời diện đồ hiệu đầy sai trái, xách túi "au" mà vẫn "thắm" nhường này đây

Nhiều năm về trước, bạn có thể chê Ngọc Trinh nhìn chẳng sang, diện túi hiệu đắt đỏ cũng không cứu vãn được phong cách, bởi lối mix đồ sến sẩm, chưa toát ra được khí chất của "nữ hoàng". Nhưng giờ thì Ngọc Trinh khác rồi, visual đỉnh hơn là có thật, lại được stylist chăm sóc "tận răng" nên mix đồ ngày càng chuẩn chỉnh. Thế mới nói, ai cũng từ cái không biết đi lên, dần dần mới trở nên xinh đẹp. Như Ngọc Trinh thì cũng mất một thời gian dài mới hoàn thiện style ăn mặc đấy, đồng thời cô cũng chứng minh để diện đồ hiệu "chanh sả" thực không dễ xơi chút nào.

Nhưng trước khi hoàn thiện phong cách như bây giờ, đặc biệt là lúc mới chơi hàng hiệu cách đây vài năm, mỹ nhân Trà dịch thuật Vinh từng trông "quê lúa" thế này.

Trước khi lên đời phong cách, Ngọc Trinh đã có thời diện đồ hiệu đầy sai trái, xách túi au mà vẫn thắm nhường này đây - Ảnh 2.

Sở hữu BST túi cùng kiểu nhiều màu là sở thích của Trinh nhưng nếu bây giờ mix đồ chuẩn bao nhiêu thì ngày xưa cô từng kết hợp trang phục, phụ kiện sến sẩm, chưa toát lên vẻ sành mốt.

Trước khi lên đời phong cách, Ngọc Trinh đã có thời diện đồ hiệu đầy sai trái, xách túi au mà vẫn thắm nhường này đây - Ảnh 3.

Túi Chanel tím lịm tìm sim được Ngọc Trinh mix cùng set đồ "thắm thơm", màu mè không kém cũng khiến vẻ ngoài tụt điểm sang chảnh vài phần.

Đầm hoa hoè hoa sói đi cùng túi Hermès trông có phần lệch pha. Ngọc Trinh từng "chấp hết" nhưng kết quả là có liền set đồ "phá game".

Style của Ngọc Trinh khi xưa có thể nói là khá bất ổn. Dù trên tay luôn là túi hiệu đắt tiền nhưng outfit đơn giản, bình dân không giúp Trinh sang hơn mà đúng như kiểu "phí hoài nhan sắc".

"Nữ hoàng nội y" cũng có không ít lần chưng diện item "nhà tự may", copy từ các item của nhiều thương hiệu cao cấp.

Có lẽ, Ngọc Trinh thời mới chơi hàng hiệu chưa "cảm" được giá trị đẳng cấp của món đồ nên kết hợp trang phục chưa sang, khiến cô nhiều lần bị chê vì diện hàng hiệu xa xỉ mà không ra dáng "bà hoàng".

Elon Musk phản pháo cáo buộc chưa chuyển máy thở cho bệnh viện, tag cả thống đốc bang trên Twitter để hỏi rõ sự việc

Elon Musk phản pháo cáo buộc chưa chuyển máy thở cho bệnh viện, tag cả thống đốc bang trên Twitter để hỏi rõ sự việc - Ảnh 1.

Câu chuyện Elon Musk đóng góp máy thở cho bệnh viện California xuất hiện diễn biến mới: CEO của Tesla vừa chính thức lên tiếng đính chính vụ việc. 

Nói qua về những sự việc đã xảy ra: Cách đây ít lâu, Elon Musk tuyên bố sẽ  quyên góp máy thở  cho những nơi cần thiết nhưng khi quà trao tay, người ta mới phát hiện ra đây là những  máy thở không xâm lấn , không phù hợp cho việc chữa trị người bệnh Covid-19. 

Sự việc lắng xuống khi có báo cáo cho hay nhiều nơi có thể chỉnh sửa máy để phù hợp hơn với tình hình, rồi Tesla cũng đang  tự thiết kế và chế tạo máy thở xâm lấn  riêng nhằm hỗ trợ các bệnh viện thiếu trang thiết bị.

Hai hôm trước, theo như Sacramento Bee (tờ báo địa phương bang California) và CNN đưa tin, chưa bệnh viện nào tại bang California nhận được máy thở. Sở Dịch vụ Khẩn cấp của bang này đã xác nhận với CNN hôm thứ Tư, khẳng định họ vẫn giữ liên lạc với các bệnh viện địa phương và  chưa nơi nào nhận hàng từ Tesla hay từ Elon Musk.

Musk vừa chính thức phản pháo, khẳng định đây là thông tin bịa đặt. 

Elon Musk phản pháo cáo buộc chưa chuyển máy thở cho bệnh viện, tag cả thống đốc bang trên Twitter để hỏi rõ sự việc - Ảnh 2.

"Tôi ngạc nhiên khi thấy CNN vẫn còn hoạt động cơ đấy".

Biên tập viên Jackie Wattles của CNN trả lời Musk như sau:

Elon Musk phản pháo cáo buộc chưa chuyển máy thở cho bệnh viện, tag cả thống đốc bang trên Twitter để hỏi rõ sự việc - Ảnh 3.

"Tôi chỉ muốn nói rằng phóng viên CNN (bao gồm cả tôi) đã cố liên lạc với Tesla nhiều lần trong nhiều tuần qua để hỏi về máy thở, mãi không thấy lời hồi đáp nào cả. Bài báo này chỉ dẫn lời thống đốc Newsom thôi."

Có vẻ như CNN chỉ đưa lại tin nghe được từ văn phòng chính phủ địa phương. Elon Musk cũng vừa “tag” thống đốc Gavin Newsom trên Twitter để hỏi về nhầm lẫn không đáng có. Tuy nhiên, chính quyền địa phương chưa đưa ra thêm tuyên bố nào. 

Elon Musk phản pháo cáo buộc chưa chuyển máy thở cho bệnh viện, tag cả thống đốc bang trên Twitter để hỏi rõ sự việc - Ảnh 4.

"@GavinNewsom xin ông hãy đính chính sự việc hiểu nhầm này".

Elon Musk tự đính chính tin mới đưa bằng những bằng chứng ông có. Đầu tiên là email trao đổi giữa dịch thuật ông và giám đốc dự án của Tesla, Omead Afshar, về máy thở tại Los Angeles, California. Trong thư trả lời, giám đốc Afshar khẳng định máy thở đã hoàn thành bài thử và sẽ sớm đi vào hoạt động.

Elon Musk phản pháo cáo buộc chưa chuyển máy thở cho bệnh viện, tag cả thống đốc bang trên Twitter để hỏi rõ sự việc - Ảnh 5.

"Này Phillip, anh có biết khi nào bệnh viện ứng dụng máy thở không?", Musk hỏi và nhận được thư đáp, "Chúng đều hoạt động tốt trong buổi thử hôm nay. Mai chúng tôi sẽ đưa máy vào hoạt động. Cảm ơn anh!".

Vị CEO của Tesla tiếp tục đăng một loạt bài Twitter về những lời cảm ơn Tesla tới từ các bệnh viện tại California, một số bài kèm cả ảnh máy thở mà các bệnh viện đã nhận được. 

Elon Musk phản pháo cáo buộc chưa chuyển máy thở cho bệnh viện, tag cả thống đốc bang trên Twitter để hỏi rõ sự việc - Ảnh 6.
Elon Musk phản pháo cáo buộc chưa chuyển máy thở cho bệnh viện, tag cả thống đốc bang trên Twitter để hỏi rõ sự việc - Ảnh 7.
Elon Musk phản pháo cáo buộc chưa chuyển máy thở cho bệnh viện, tag cả thống đốc bang trên Twitter để hỏi rõ sự việc - Ảnh 8.

Lời cảm ơn của giám đốc cơ sở y tế Núi Sinai California.

Elon Musk phản pháo cáo buộc chưa chuyển máy thở cho bệnh viện, tag cả thống đốc bang trên Twitter để hỏi rõ sự việc - Ảnh 9.

CEO bệnh viện Mammoth, California gửi email cảm ơn Tesla và Elon Musk.

Trong bài đăng Twitter mới nhất, Elon Musk công bố luôn cả danh sách những bệnh viện đã nhận máy thở của ông, có hẳn cả số lượng máy mỗi viện mang về.

Elon Musk phản pháo cáo buộc chưa chuyển máy thở cho bệnh viện, tag cả thống đốc bang trên Twitter để hỏi rõ sự việc - Ảnh 10.

Elon Musk đã công bố bằng chứng cho thấy mình đã làm đúng lời hứa, còn chính quyền địa phương chưa đưa ra tuyên bố nào khác. Sự việc “máy thở của Musk” sẽ chưa dừng lại tại đây đâu, bởi lẽ Tesla còn đang tự sản xuất máy thở  nữa. Thiết bị phức tạp này sẽ còn làm đau đầu các kỹ sư của Tesla trong thời gian tới.